Lan hài là loài hoa đẹp rất được ưa chuộng. Loài lan này cũng dễ trồng và chăm sóc. Hôm nay, vothong.com tiếp tục chia sẻ cách trồng lan hài cho các bạn cùng thực hiện nhé.
Tổng quan về lan hài
- Phần lớn lan hài thường mọc dưới đất mùn, những nơi có lá mục hay những kẽ đá vôi thích sống. Nhiệt độ thích hợp để loài lan này sinh trưởng và phát triển tốt là từ 18 – 24 độ vào ban ngày, ban đêm từ 13 – 16 độ.
- Lan hài sống trong vùng khí hậu lạnh lá thường có màu xanh. Ngược lại những cây sinh trưởng phát triển trong điều kiện khí hậu ấm hơn thường có lá vằn và màu xanh nhạt.
- Lá của chúng phát triển thành từng cặp từ dưới gốc cây, có kích thước dài và hẹp. Loài lan này không có giả hành. Bởi vậy cây thường không thể lưu trữ chất dinh dưỡng và nước. Vì lý do này mà lan Hài không có mùa nghỉ, hoặc bị quá khô, mặc dù với hầu hết các loại hoa lan đều cần phải có sự thoát nước tốt.
- Rễ của lan hài thường cứng và dày, chúng phân nhánh thưa thớt. Đầu rễ non có màu hồng nhạt và trắng ngà
- Lan hài trưởng thành thường có một đến hai hoa, kích thước bông hoa lớn từ 12 – 15cm. Cụm hoa thẳng, dài 20 – 25 cm.
- Môi hoa hình túi, cánh lưng thường có dạng hình tim ngược đầu có sọc hay đốm. Hai cánh bên phía sau kết hợp liền với nhau. Còn hai cánh bên phía trước có thể xòe hai bên hay thả xuống. Chúng thường nở vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, thời gian hoa nở rất lâu tàn có thể từ 2 – 3 tháng.
Chuẩn bị chậu trồng và giá thể trồng lan hài
Chậu trồng lan hài
Cách trồng lan hài bằng chậu đất nung, chậu sứ hay chậu nhựa, tùy thuộc theo sở thích hay điều kiện mỗi người.
Bạn nên dùng chậu to vừa phải sẽ giúp cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Khi cây sinh sôi cũng phải đỡ thay chậu bên cạnh đó cũng giúp cây nhanh sum suê hơn.
Theo kinh nghiệm thực tế từ các nhà vườn để đem lại hiệu quả cao trong cách trồng lan hài người ta thường trồng một hoặc hai cây vào một chậu.
Khi thực hiện cách trồng lan hài như vậy sẽ có thể đảm bảo độ ẩm đều trong một chậu. Và việc quản lý giá thể sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đồng thời có thể dễ dàng ghép các chậu có hoa thành một chậu lớn để trưng bày khi cây ra hoa.
Giá thể trồng lan hài
Hỗn hợp giá thể trồng lan hài tốt thường ẩm, thoáng khí và có khả năng cân bằng nhiệt tốt.
Tùy mỗi vùng miền khác nhau cũng như mỗi vườn mà người cũng có cách phối trộn nhiều loại giá thể khác nhau. Bạn có thể dùng hỗn hợp với vỏ thông và đá pumice.
Đá Pumice chất lượng rất thoáng khí và thoát nước tốt giúp cải thiện vấn đề úng nước trong đất trồng chậu, cung cấp không khí cho đất, giúp bộ rễ hô hấp và phát triển tốt hơn.
Đặc biệt đá Pumice có khả năng giữ nước tốt hơn đất sét nung, thoát nước tốt nhưng lại giữ ẩm rất phù hợp để trồng lan hài.
Xem thêm: Xu hướng sử dụng đá bọt trồng lan
Cách trồng lan hài
Xử lý cây giống
Trước tiên rửa lan hài bằng nước để loại bỏ đất và bụi bẩn. Sau đó tỉa bỏ bớt rễ già và hư, cắt bớt thân rễ già đã rụng lá đi, chỉ để lại tối đa 2 thân rễ. Bôi vôi hoặc keo liền sẹo lên vết cắt để khô.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống nấm để ngâm cây như ridomil, topsin M, physan từ 30 tới 60 phút. Nên ngâm cây vào buổi sáng, sau đó vớt cây ra khỏi dung dịch và để cây ráo.
Bên cạnh đó có thể ngâm cây vào dung dịch kích rễ. Sau đó vớt cây ra khỏi dung dịch ngâm kích rễ và để cây ráo.
Kỹ thuật trồng lan hài
Cho giá thể trồng lan vào đến khoảng nửa chậu, sau đó đặt cây vào chậu ngay ngắn rồi đổ tiếp hỗn hợp còn lại cho đến miệng chậu.
Lưu ý, đừng để giá thể lấp quá đầy lấp cả thân cây, để gốc nhô ra một chút, nếu không cây sẽ bị hỏng cả lá và gốc.
Cách chăm sóc lan hài
Cách trồng lan hài cần chú ý đến cách chăm sóc, bởi vì loài hoa này không có giả hành. Vì vậy cần tưới nước và bón phân thường xuyên cho cây có đủ dinh dưỡng để có thể phát triển và nở hoa.
Tưới nước
Lan hài là loài lan phát triển chậm, cần được chăm sóc quanh năm đặc biệt là nước tưới.
Lan hài cần được tưới nhiều nước thường xuyên và quanh năm. Tuy nhiên, nước thừa sau mỗi lần tưới cần phải được chảy tự do khỏi chậu. Không được để đọng nước lại trong chậu, như vậy dễ gây thối rễ và gốc.
Chỉ tưới nước khi giá thể khô. Tuy nhiên không được để lan hài khô quá lâu, như vậy cây kém phát triển.
Bên cạnh đó, không được để nước đọng trên lá. Lá lan hài giống như cái phễu, nếu để đọng nước dễ dẫn tới tình trạng thối lá.
Nên tưới nước cho lan hài thường xuyên vào sáng sớm hoặc chiều mát (vào mùa hè). Vào mùa đông, nên giảm lượng nước lại. Vào mùa mưa lưu ý tránh để nước tồn đọng trên cây quá lâu nhé.
Phân bón
Phải tưới phân bón cho lan ngay từ đầu để tránh cây bị sốc do chưa lấy được dinh dưỡng qua rễ. Và cần phân bón để phát triển rễ và lá mới, đồng thời nuôi dưỡng lá cũ đang thiếu nước và dinh dưỡng.
Nên pha loãng phân rồi tưới cho cây, như phân NPK 30-10-10, 20-20-20. Có thể bổ sung thêm phân hữu cơ trộn vào giá thể ban đầu trồng cây.
Mỗi tháng nên xả nước tràn chậu cho cây một lần. Mục đích để phân hoặc muối không tồn đọng lại, tránh tình trạng thối hay ngộ độc phân bón.
Sâu bệnh hại
Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt lá già úa, sâu bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển khỏe mạnh giúp hạn chế sâu bệnh hại.
Có thể các loại nấm, rệp…sẽ làm suy yếu cây nếu không được kiểm soát. Rửa sạch chúng bằng nước xà phòng nếu phát hiện sớm, nếu cần dùng các loại thuốc đặc trị.
Bên cạnh đó có thể gặp các đốm nấm trên lá cây hay sự tấn công của vi khuẩn ở gốc cây. Nếu cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như Ridomil,…
Như vậy trên đây là cách trồng lan hài cũng như cách chăm sóc. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về loài lan hài cũng như để bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây lan hài thật đẹp. Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp vật tư nông nghiệp Namix để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!