Chưa được phân loại

Lan cát có dễ trồng không? Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Lan cát có dễ trồng không

Lan Cát (Cattleya) được nhiều người yêu lan lựa chon trong bộ sưu tập hoa lan của mình. Giống lan này có hoa to, được mệnh danh là hoàng hậu của các loại lan với vẻ đẹp sang trọng quý phái. Lan cát có dễ trồng không? Mời các bạn tìm hiểu cùng vothong.com nhé!

Giới thiệu chung về cây lan Cát

Tên thường gọi Lan Cát hay Cát lan. Tên Cattleya được lấy theo tên người chơi lan nổi tiếng ở nước Anh – William Cattleya.

Lan Cát được chia ra làm hai nhóm:

Nhóm 1: Lan Cát 1 lá

Lam cát thuộc nhóm này có giả hành thường mang một lá duy nhất ở đỉnh. Một số ít giả hành mang 2 lá. Nhóm lan này có hoa to, mỗi lần nở một hoa và màu sắc rực rỡ. Nếu chăm sóc tốt, dinh dưỡng đầy đủ, cây có thể nở ba hoa cùng một lúc.

lan cát 1 lá

Nhóm 2: Lan Cát 2 lá

Nhóm lan này có giả hành thường mang ở đỉnh hai lá. Những loài cá biệt có thể mang đến 3 lá. Đây là nhóm lan cát có hoa chùm. Cây tốt có thể cho hoa nở đến 12 hoa / chùm.

Lan Cát thuộc nhóm lan đa thân. Cây mang rất nhiều giả hành dự trữ nước và dinh dưỡng. Lan có rễ nhỏ và dài, thường mọc từ căn hành và bám chặt vào giá thể. Cây phát triển theo chiều ngang. Với điều kiện chăm sóc bình thường thì, trung bình một cây lan có thể cho ra đời từ 2 đến 3 giá hành mới. Nếu ở điều kiện tốt hơn thì có thể lan có từ 5 – 6 giả hành.

lan cát 2 lá

Điều kiện sinh thái của hoa lan Cát

  • Nước tưới có pH 6 – 7
  • Ánh sáng: thích hợp với khu vực thoáng mát có ánh nắng 50%
  • Nhiệt độ, độ ẩm: lan cát sống được ở vùng ôn đới và vùng nhiệt, phù hợp với khí hậu thời tiết của Việt Nam. Lan Cát phát triển tốt nhất ở không khí mát và ẩm, nhiệt độ lý tưởng của loài lan này chính là 21 vào ban ngày và 16 vào ban đêm.

Lan Cát có dễ trồng không?

Giá thể trồng lan Cát

Lát cát có thể trồng bằng cách ghép lên thân cây sống hoặc thân cây đã chết hoặc trồng chậu. Lan cát trồng chậu sẽ dễ dàng vận chuyển và chăm sóc.

Đối với lan cát trồng chậu thì giá thể cần phải thoáng. Giá thể bí, giữ nước nhiều sẽ làm cây bị chết do thối rễ, nhất là vào mùa mưa. Phần đáy thật thoáng tránh được sự úng nước. Phần bề mặt hơi khít kín rất tốt cho sự phát triển của lan.

Những giá thể thường trồng lan cát gồm:

Công thức phối trộn giá thể vỏ thông trồng lan Cát

Công thức phối trộn giá thể vỏ thông trồng lan Cát : 80% vỏ thông + 10% đá pumice + 5% than củi + 5 % dớn (điều chỉnh cho phù hợp với khí hậu nơi trồng). Tuy nhiên bạn cần sử dụng vỏ thông trồng lan đúng cách, hiệu quả

Giá thể trồng lan cát

Vùng lạnh, cấu tạo giá thể quá thông thoáng sẽ bất lợi cho sự sinh trưởng, vì nhiệt độ lạnh ban đêm sẽ làm các đầu rễ chùn lại và bộ rễ teo dần, cây phát triển èo uột. Giá thể bít kín sẽ giúp rễ lan Cát có độ ấm để phát triển, do đó ở Đà lạt người ta dùng các loại dớn vụn làm giá thể trồng lan.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan Cát

Cây giống mới mua về, bạn để trong mát 3 – 5 ngày. Sau đó, tiến hành loại bỏ giá thể cũ. Ngâm nhánh lan trong thuốc khử trùng (8 – 10 phút), để ráo. Sau đó ngâm tiếp trong thuốc trị nấm (5 – 10 phút), khoảng 3 ngày sau đem trồng. Bạn đặt cây con ở sát mép chậu, những cây mới sẽ mọc ra giữa chậu.

Sau khi trồng được một tuần bạn tiến hành phun thuốc kích thích sinh trưởng. Định kỳ 10 ngày phun phân bón lá 30 – 10 – 10+ TE . Ngoài ra, bạn sử dụng thêm các loại phân hữu cơ hoặc phân tan chậm dành cho lan để cây phát triển tốt hơn. Tùy chậu to hay nhỏ, bạn bón từ 3 – 6gram/ chậu nhé.

Độ ẩm tương đối cần thiết cho sự phát triển của lan Cát là 50 – 80%. Bạn cũng cần phải tưới nước thường xuyên để tăng cường độ ẩm cho vườn lan. Không nên tưới quá nhiều nước, sẽ khiến cây lan Cát bị úng nước. Bạn cũng có thể tưới nước bằng cách nhỏ giọt vào chậu cho lan. Bạn nên tìm hiểu cách tưới nước cho lan đúng mang lại hiệu quả để cây khỏe mạnh phát triển tốt.

kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan cát

Phòng ngừa sâu bệnh trên lan Cát

Đối với các loài thuộc giống lan Cát, thường xuất hiện các loài rệp son ánh màu nâu. Các loài này thường bám vào lá, giả hành và cả căn hành của lan Cát để hút nhựa. Loài rệp này sẽ bám vào các mắt ngủ hút nhựa lâu ngày sẽ làm các mắt ấy chết đi. Những chấm nâu hình tròn mà ta thấy chính là một con rệp. Lớp vỏ bao bọc bên ngoài con rệp có thể chống đỡ được tác dụng của thuốc trừ sâu ở nồng độ thấp. Do đó ta dùng đầu que hay ngón tay cào nhẹ lớp vỏ rệp. Sẽ làm chết loại rệp này.

Ngoài ra, bõ trĩ cũng là một côn trùng chích hút gây hại cho lan cát. Bạn cần theo dõi thường xuyên và phun thuốc phòng ngừa. Neem oil, Radiant, … là những loại thuốc được sử dụng để phòng trừ bọ trĩ.

phòng ngừa sâu bệnh trên lan cát

Mùa mưa, độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều sẽ làm xuất hiện bệnh đốm lá, thối lá. Nên sử dụng Benkona để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh.

Bệnh thối đọt hoặc thối lá ở lan Cát. Nguyên nhân do cháy nắng. Các mầm bệnh và virus xâm nhập rất nhanh. Nhiễm bệnh có thể ở lá, giả hành hay căn hành. Phần nhiễm bệnh mềm đi có màu nâu sẫm. Chữa trị bằng cách cắt bỏ những phần bị xâm nhiễm. Và bôi vết cắt bằng Vadơlin + Benlate cho đến khi khỏi. Phần thân lá bị thối nên đốt đi ở xa vườn lan. Tốt nhất nên thường xuyên phun các loại thuốc ngừa nấm như Zineb, Top sil, Benomyl, 1 tuần/1 lần.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc Lan Cát. Hy vọng, qua bài viết này của vothong.com bạn sẽ biết được lan cát có dễ trồng không. Chúc các bạn thành công!

Similar Posts