Hoa Lan là một trong những loại hoa trồng nhà phổ biến nhất ở Việt Nam. Để thúc đẩy sự ra hoa và phát triển khỏe mạnh, như với tất cả các cây trồng trong chậu, bạn cần phải bón phân thường xuyên cho chúng. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu Phân bón cho lan ra hoa.
Tại Sao Hoa Lan Cần Phân Bón?
Lan có khả năng tự quang hợp để chuyển hóa năng lượng giúp cây sinh trưởng. Nhưng không cung cấp các chất dinh dưỡng mà cây cần thiết để phát triển.
Rễ của chúng phát triển nhờ hút nước và dinh dưỡng tự nhiên từ không khí hay trên vỏ cây ký chủ. Nhưng dinh dưỡng đó chưa đủ để cây phát triển.
Do đó, cần phải phân bón cho lan để cung cấp dinh dưỡng.
Có thể xem phân bón như là vitamin cho cây, nó bổ sung những gì còn thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển tự nhiên của cây.
Mặc dù phân bón không phải là yếu tố giúp cây khỏe mạnh trở lại khi bị bệnh. Nhưng nó sẽ làm nên điều kỳ diệu cho những cây đã có nền tảng ổn định.
Như chúng ta đã biết, việc bón phân cho lan không đơn giản như đối với các loại cây khác. Vậy sau đây chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn vấn đề phân bón cho lan ra hoa nhé.
Phân bón cho hoa phong lan
Nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho lan
Lan cũng như nhiều loại cây trồng khác, cần được cung cấp đầy đủ các chất đa, trung và vi lượng. Cụ thể
Nhóm đa lượng (N, P, K,…): cần được bổ sung thường xuyên
Nhóm trung lượng (Ca, Mg, S,…): dùng thường xuyên nhưng với lượng không quá nhiều
Nhóm vi lượng (Bo, Cu, Zn,…): cần dùng rất ít nhưng không thể thiếu cho ra hoa, tạo rễ,…
Có 3 chất dinh dưỡng đa lượng rất quan trọng cho sự phát triển của cây lan mà cây không thể tự sản xuất được.
Đạm (N): Kích thích thân lá phát triển
Lân (P): kích thích mầm, rễ, chồi phát triển mạnh
Kali (K): cần thiết cho quá trình tạo hoa, giúp tăng chất lượng và màu sắc hoa
Một số loại phân bón cho lan ra hoa trên thị trường
Phân dơi
Phân dơi giúp cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho lan. Bao gồm cả nguyên tố đa lượng, trung lượng và cả vi lượng với hàm lượng tương đối cao. Đây là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho lan.
Với thành phần Lân (P) chiếm đến cả 5%, thì phân dơi hữu cơ thúc đẩy thêm quá trình phân hóa mầm và ra hoa. Giúp phát triển bộ rễ, giúp cho cánh hoa lan lên màu chuẩn, đẹp và lâu tàn hơn.
Ngoài ra phân dơi còn cải thiện thêm cấu trúc đất thêm tơi xốp.
Lưu ý khi sử dụng phân dơi:
Không dùng phân dơi hữu cơ trực tiếp mà phân phải được ngâm hoai mục.
Sử dụng nước phân hoặc trộn phân dơi với giá thể xơ dừa, mùn cưa, đá perlite trân châu…để tránh làm nóng gây cháy rễ.
Phân bón cho lan tan chậm: Phân bón cho lan tan chậm có kiểm soát NPK 12-12-20 cho lan ra hoa. Phân tan chậm có kiểm soát Ryan NPK-22-10-10 +TE. LV Orchid, phân trùn quế Sfarm dạng viên nén, phân bón thông minh dạng tan chậm Rynan, phân chì Nhật Bản,…
Phân bón cho lan dạng dung dịch: Chế phẩm Hùng Nguyễn, Acid humic, Atonik,…
Xem thêm: Cách trộn giá thể trồng lan
Lưu ý khi chọn phân bón cho lan ra hoa
Khi chọn phân bón có thành phần nitơ, thì lưu ý lượng nitơ tối đa cho cây là 30%. Bón quá nhiều sẽ không tốt cho cây. Vì tàn lá xanh mướt, cây bị rạp xuống, lá to nhưng yếu, cây dễ đổ ngã và bị sâu bệnh. Thiếu đạm cây lan sẽ ốm, lá nhỏ, già, vàng lá.
Nếu không có bất kỳ nguyên tố vi lượng nào trong thành phần phân bón. Bạn có thể bổ sung thêm khi tưới cây.
Cách bón phân cho hoa phong lan
Cây lan của bạn cần phải được bón phân trong suốt thời kỳ sinh trưởng và trước khi chúng nở hoa. Điều này còn phụ thuộc vào từng loại lan khác nhau.
Một số ra hoa vào mùa xuân và mùa hè trong khi các giống khác nở hoa vào mùa đông. Một số khác lại nở hoa hai lần một năm. Tuy nhiên có thể bón phân cho lan theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn phát triển thân lá
Trong thời gian này, cây chuẩn bị đâm chồi và đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Đặc biệt là chất đạm nhưng lưu ý không được lạm dụng vì bón nhiều vào một thời điểm sẽ dễ gây cháy rễ, hư chồi.
Độ ẩm cũng rất quan trọng trong thời gian này. Nếu bạn nhận thấy giá thể khô, hãy tưới nước cho cây thường xuyên nếu cần.
Giai đoạn hình thành chồi, chuẩn bị ra hoa
Đây là giai đoạn lan tích trữ dinh dưỡng để có thể nuôi hoa phát triển, cây cần nhiều chất dinh dưỡng một cách đa dạng, đặc biệt bổ sung nhiều phốt pho.
Giai đoạn ra hoa
Đây là thời điểm mà cây cần nuôi hoa, dinh dưỡng đầy đủ giúp hoa to và tươi sáng hơn, bền hoa. Để cho ra hoa to, cánh dày và màu sắc hoa đẹp, giai đoạn này cần lưu ý cung cấp đầy đủ Kali cho cây.
Không xịt và không để phân bón dính lên phát hoa. Chỉ xịt ở phần thân lá và rễ phía dưới. Hạn chế bón phân bón lá cho cây ở thời điểm này.
Các chất dinh dưỡng đa lượng là hoàn toàn cần thiết cho cây. Tuy nhiên, các chất trung và vi lượng cũng cần luôn được bổ sung cho cây phát triển một cách bền và khỏe trong suốt các giai đoạn trên.
Xem thêm: Cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết
Lưu ý khi bón phân bón cho lan ra hoa
Phân bón dạng đậm đặc bạn phải được trộn kỹ và hòa tan vào lượng nước phù hợp theo hướng dẫn sử dụng. Sau đó mới tưới cho cây để an toàn cho đất và rễ.
Nếu sử dụng các loại phân trên lá, sau 2-3 ngày nên tưới xả để tránh hiện tượng cháy lá và ảnh hưởng đến màu sắc lá lan.
Hạn chế lạm dụng phân bón lá, việc tưới nước phân lên lá có thể dẫn đến các vấn đề về nấm và mốc.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để tưới nước hoặc bón phân cho cây lan là vào buổi sáng. Điều đó giúp cho lá có thời gian để khô dưới ánh sáng mặt trời
Nếu bạn thấy muối tích tụ trong chậu. Điều đó có nghĩa là bạn đã sử dụng quá nhiều phân bón. Sự tích tụ muối này có thể gây hại nghiêm trọng cho cây. Vì vậy nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều gì khác biệt, tốt nhất là bạn nên thay giá thể cho cây.
Mặc dù rất nhiều loại phân bón được hòa tan vào nước. Tuy nhiên cần đảm bảo cây lan của bạn đủ nước. Ngoài ra, sử dụng nước lọc để tưới cây có thể giúp loại bỏ muối và khoáng chất tích tụ.
Không được để chậu đọng nước sẽ làm thối rễ và đất. Tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây hại.
Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết cách bón và chọn loại phân bón cho lan ra hoa rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp vật tư nông nghiệp Namix để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!