Lan hồ điệp thân đơn phát triển tốt trên gỗ lũa. Một số loại hoa lan thích hợp để trồng trên gỗ lũa: lan ngọc điểm (Rhynchostylis gigantea), tam bảo sắc (Aerides falcata), sóc lào (Aerides multiflora), quế hương (Aerides odorata), hoang yến tím (Ascocentrum christensonianum), v.v.
Ưu nhược điểm của Gỗ lũa
a. Ưu điểm
Gỗ lũa rất bền, có thể sử dụng gỗ lũa từ 5-10 năm làm giá thể trồng cây. Sự kết hợp giữa hoa lan và gỗ lũa nâng tầm giá trị của hoa lan mang lại sự tự nhiên và nghệ thuật.
Phù hợp cho những loài lan muốn để rễ lan ra ngoài không khí
Rất nhiều loài Lan thân đơn thích gắn trên lũa vì những Lan này không thích bị thay chậu hoặc thay giá thể.
b. Khuyết điểm
Gỗ lũa rất nặng, nếu treo nó trên giàn hoa thì phải làm giàn chắc chắn.
Rễ lan dễ bị khô vì mất nước khi gắn trên lũa. Vì vậy phải phun nước thường xuyên cho Cây lan nhiều hơn so với các giá thể trồng khác Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng Hoa lan trên gỗ lũa kém hơn so với các giá thể trồng khác. Vì vậy phải tăng liều lượng khi bón cho lan.
Cách xử lý Lũa trước khi gắn Hoa Lan
Gỗ lũa phải được xử lý trước khi lắp
Rễ và Thân lan phải được cố định trên lũa, tuyệt đối không được để rễ và thân lan bị lung lay. Rễ Phong lan phải rất thoáng khí. Nếu muốn giữ ẩm cho rễ Lan, rải xung quanh gốc một ít rêu Sphagnum hoặc xơ dừa.
Các bước xử lý lũa trước khi gắn Phong lan
Bước 1: làm sạch hết rong rêu bám và vỏ cây để tiêu diệt côn trùng còn ẩn náu dưới vỏ cây và mầm bệnh. Hoặc có thể đốt cháy lớp ngoài để giúp rễ Lan bám chắc hơn.
Bước 2: Ngâm lũa vào nước để lũa ra hết muối. Bạn nên ngâm lũa trong 4-5 ngày. Nếu lũa quá to không thể ngâm được, bạn có thể xả nhiều nước và đắp chăn ướt lên trên.
Bước 3: Ngâm Gỗ lũa vào nước vôi trong ít nhất 30 phút hoặc Physan 20 SL.
Bước 4: Làm móc treo trước khi gắn lan để tránh bị vướng bởi thân và lá dễ bị nát.
Các bước để gắn lan lên lũa
Bước 1: Xử lý Chăm sóc Hoa Lan trước khi Gắn kết
Dùng kéo đã khử trùng cắt tỉa bỏ các rễ già khô và hư để tránh bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
Bước 2: Sau khi chọn vị trí để gắn, phủ một ít rêu Sphangum lên lũa để đặt lan. Nó giúp Rễ Phong Lan giữ được nhiều độ ẩm hơn giúp nảy mầm các rễ mới
Bước 3: Dùng dây nhựa Cố định rễ và thân lan trên Gỗ lũa.
Bước 4: Chăm sóc Lan sau khi gắn
Sử dụng phân bón có nồng độ Nitơ cao để tăng khả năng nảy mầm của rễ và lá Lan. Bón phân NPK 30-10-10 và Vitamin B1 hoặc Root Plex 1 lần 1 tuần hoặc 10 ngày. Sau 2 tháng có thể dùng NPK 20-20-20 + TE kết hợp vitamin B1 và Atonik hoặc Dekamon.
Ngoài ra còn có rất nhiều cách trồng lan bằng các loại giá thể khác. Bạn hãy thường xuyên cập nhật tại vothong.com nhé.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Trồng Lan Từ Xơ Dừa
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo