Khi thời tiết thất thường, thì cây lan dễ bị bệnh hại xâm nhập. Trong các loại bệnh gây hại cho lan thì bệnh thối nhũn là dễ gặp nhất. Sau đây vothong.com xin chia sẻ với các bạn bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trừ nhé.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thối nhũn trên phong lan do vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập vào các thương cơ giới do mưa gió hay vết chích của côn trùng gây ra.
Dưới điều kiện độ ẩm cao, vi khuẩn này có thể nhanh chóng lây bệnh cho các bộ phận của cây.
Vào mùa mưa, chúng ta dễ bắt gặp tình trạng lan bị thối nhũn.
Xem thêm: Cách trộn giá thể trồng lan cho một số giống phổ biến
Điều kiện phát sinh, phát triển thối nhũn lan
Những tàn dư gây bệnh còn sót lại trong giá thể trồng cây. Trong cơ thể một số loài côn trùng. Trong một số dụng cụ canh tác và một số loài ký chủ phụ.
Vi khuẩn lây lan qua đường trung gian nhờ nước, các loại côn trùng như rệp, sâu hại,…Bên cạnh đó còn lây qua tác động của con người khi chăm sóc cây. Từ đó vi khuẩn xâm nhập vào cây thông qua các vết thương hở ở rễ thân lá.
Bệnh phát sinh và phát triển ở nhiệt độ thích hợp từ 27-32oC, hay chậu trồng không thoát nước được.
Xem thêm: https://namix.vn/trong-va-cham-soc-lan-phalaenopsis-ban-da-biet-chua/
Dấu hiệu bệnh thối nhũn trên phong lan
Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ ngâm nước và thường có quầng vàng bao quanh. Nếu không được kiểm soát, nhiễm trùng sẽ nhanh chóng làm thối lá và rễ và lây lan chậm hơn vào thân rễ hoặc giả hành. Thối ướt này có thể có mùi hôi và có dạng ngậm nước.
Dấu hiệu bệnh trên Lan hồ điệp
Bệnh lây lan nhanh đến mức cây có thể bị thối rữa hoàn toàn trong 2 đến 3 ngày. Vi khuẩn là những sinh vật cơ hội có thể xâm nhập qua vết thương.
Dấu hiệu bệnh trên Lan Dendrobium
Lá bị vàng, ngấm nước và bị đen, trũng xuống.
Dấu hiệu bệnh trên Lan hài Paphiopedilum
Lá phát triển những đốm tròn, nhỏ thường ở gần giữa lá. Các đốm ban đầu có màu vàng và ngấm nước. Nhưng cuối cùng chuyển sang màu nâu đỏ và trũng xuống. Vết bệnh to ra theo mọi hướng và có thể chạm tới ngọn đang phát triển trước khi ngọn lá bị ảnh hưởng.
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng lây lan khắp cây, để lại một đám sậm màu, teo tóp.
Dấu hiệu bệnh trên Lan hoàng hậu Grammatophyllum
Lá bị ngấm nước, có những đốm nâu, đen trở lại và trũng xuống.
Cách phòng thối nhũn cho lan
Dọn dẹp vườn thông thoáng, sạch sẽ, cắt tỉa những nhánh già, lá vàng, sâu bệnh.
Có thể rải vôi xung quanh vườn lan để phòng bệnh.
Thường xuyên quan sát, kiểm tra chậu lan nếu có rêu bám trên bề mặt giá thể, thì xử lý cho thoáng rễ.
Thường xuyên thăm nom cây để phát hiện và khử trùng những vết cắn do côn trùng gây ra. Hạn chế vết thương cơ giới do mưa gió hay hoạt động làm vườn.
Chọn giá thể trồng lan phù hợp, nên kết hợp với các loại đá bọt pumice trồng lan hay đá perlite giúp cho rễ cây thông thoáng dễ thoát nước và trao đổi khí. Bên cạnh đó, việc thay mới giá thể trồng lâu dễ bị mục như xơ dừa, vỏ thông,…cũng rất quan trọng. Bởi vì khi giá thể này bị ngấm nhiều nước do mưa hay tưới nhiều sẽ dễ sinh ra bệnh nấm mốc trên cây lan.
Bệnh lây lan do nước bắn lên nên tránh tưới quá cao nếu có bệnh. Mầm bệnh ưa điều kiện nóng ẩm. Nên nếu bị nhiễm bệnh cần giữ cho lá khô ráo. Nếu có thể tăng cường lưu thông không khí và giảm nhiệt độ, độ ẩm.
Hạn chế tưới cây lan vào giữa trưa: lúc này cây đang có nhiệt độ cao, nếu bạn tưới thêm nước vào cây thì một lúc sau cây sẽ bị ánh mặt trời đốt nóng. Như vậy cây sẽ bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập.
Tưới nước vừa đủ không nên quá đẫm. Tuy lan ưa ẩm nhưng không phải lúc nào cũng ẩm ướt là tốt. Hạn chế tưới vào đêm muộn hay tưới nhiều vào mùa mưa để tránh tình trạng cây bị úng nước.
Bón phân có hàm lượng đạm vừa đủ, vì bón quá nhiều lá xanh tốt dễ khiến bệnh phát triển
Phun phòng ngừa định kỳ với các hợp chất đồng như ridomil gold 68wg, daconil 75wp, starner 20wp, benkona sát khuẩn… Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, đặc biệt là trong thời tiết nóng và ẩm ướt (không áp dụng đồng cho lan hồ điệp).
Cách trị bệnh thối nhũn trên phong lan
Khi phát hiện cây lan bị nhiễm bệnh thì bạn loại bỏ ngay lập tức các mô bị nhiễm bệnh bằng dụng cụ vô trùng.
Sau đó phun thuốc diệt khuẩn có chứa các sản phẩm amoni bậc bốn như Physan hoặc các hợp chất đồng. Phun lên các cây bị nhiễm bệnh và các cây lân cận theo hướng dẫn trên nhãn (không nên sử dụng đồng trên lan dendrobiums hoặc cây nở hoa). Hoặc áp dụng phương pháp khắc phục tại nhà bằng oxy già.
Khử trùng khu vực trồng lan bằng dung dịch thuốc tẩy 10%. Xử lý những cây gần đó cũng như những cây bị bệnh.
Khi cây bị bệnh, thì không nên bón phân có hàm lượng đạm cao để tránh bệnh nặng thêm.
Tưới nước cũng nên giảm số lần tưới lại khi cây đang bị bệnh. Nếu cây bị bệnh quá nặng, thì bạn nên trồng cây sang chậu mới. Gỡ cây ra khỏi chậu và ngâm trong các dung dịch thuốc trừ bệnh. Sau đó vớt cây để ráo nước hẳn trước khi trồng sang chậu mới.
Hy vọng qua bài viết vothong.com, mong rằng sẽ giúp cho các bạn phòng và trị bệnh thối nhũn trên phong lan hiệu quả. Chúc vườn lan của các bạn luôn khỏe mạnh nhé.
Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp vật tư nông nghiệp Namix để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!