Chưa được phân loại

Hướng dẫn cách trồng lan kiếm bằng vỏ thông

cách trồng lan kiếm bằng vỏ thông

Lan kiếm còn được biết đến với tên gọi khác là lan Lô hội. Giống lan này cũng được nhà vườn khá ưa chuộng bởi hình dáng và màu sắc hoa. Trong bài viết hôm nay, vothong.com sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng lan kiếm bằng vỏ thông.

Giới thiệu về lan kiếm

Lan kiếm có tên khoa học Cymbidium finlaysonianum, họ Cymbidium. Lan kiếm có nguồn gốc từ một số vùng thuộc Đông Á, tập trung chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Philippine, …

lam kiếm (Cymbidium finlaysonianum)

Đặc điểm hoa lan kiếm

Lan kiếm là một dòng địa lan, có bộ lá dài như thanh kiếm. Lan kiếm có ngồng hoa dài và rũ xuống. Nổi bật nhất trong các dòng lan kiếm với danh xưng ” Ngũ đại danh kiếm Việt” đó là:

  • Lan kiếm Hoàng Long
  • Lan Kiếm Mai Hoa Tiên Vũ
  • Lan Kiếm Vàng Củ Chi
  • Lan Kiếm Xanh Huế
  • Lan Kiếm Vị Hoàng

Cách trồng lan kiếm bằng vỏ thông

Lan kiếm thích hợp với nhiều loại giá thể khác nhau. Và quan trọng giá thể phải đảm bảo các yếu tố vừa giữ ẩm, vừa thoát nước tốt và thông thoáng. Những giá thể phù hợp để trồng lan kiếm gồm: vỏ thông, gỗ băm nhỏ, dớn cọng, vỏ lạc hun, trấu hun, đá bọt, than củi, giá thể tổng hợp, viên sỏi nhẹ, xơ dừa,….

trồng hoa lan kiếm bằng vỏ thông

Xem thêm: Cách xử lý vỏ thông để trồng lan như thế nào?

Công thức giá thể với cách trồng lan kiếm bằng vỏ thông

  • Công thức 1: 60% đá nhật Akadama + 30% vỏ thông + 10% phân trùn quế.
  • Công thức 2: 30% đá bọt pumice size 5-8mm + 40% vỏ + 20% mùn hữu cơ + 10% phân hữu cơ
  • Công thức 3: 50 % Vỏ thông + 20 xơ dừa + 20% viên đất nung + 10% phân hữu cơ
  • Công thức 4: 50% Vỏ thông + 20% dớn cọng + 20% mùn dừa + 10% phân hữu cơ
  • Công thức 5: 20% đá Perlite + 20% mụn dừa + 50% vỏ thông + 10% phân hữu cơ
  • Công thức 6: 20% vỏ lạc hun + 50% vỏ thông + 20% đá Pumice + 10% phân hữu cơ
đá bọt pumice trồng lan kiếm

Xem thêm: 8 loại giá thể trồng lan thông dụng hiện nay

Những lưu ý khi phối trộn giá thể trồng lan kiếm

Với cách trồng lan kiếm bằng vỏ thông, cây lan kiếm nhỏ sử dụng giá thể vừa và nhỏ. Ngược lại đối với cây hoa lan kiếm trưởng thành hoặc từng bụi thì chúng ta sẽ sử dụng giá thể vừa và lớn cho cây phát triển phù hợp nhất.

Đối với tôi khi trồng lan kiếm thường kết hợp các loại giá thể với nhau để tạo nên một loại giá thể hỗn hợp có nhiều ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm mà nếu chúng ta chỉ dùng một loại sẽ không được tối ưu.

những lưu ý khi phối trộn giá thể trồng lan kiếm

Chọn chậu trồng hoa lan kiếm

Đối với hoa lan kiếm bạn nên chọn có loại chậu có đáy sâu vừa phải, miệng loe rộng. Bộ rễ của lan kiếm phát triển khá nhanh, nếu chậu nông sẽ hạn chế sự phát triển của rễ. Chậu quá sâu sẽ kín, không thông thoáng mà lại tốn giá thể.

Về chất liệu của chậu, thông thường chúng ta hay dùng chậu xi măng hoặc chậu sứ để trồng. Nếu bạn trồng để kinh doanh thì nên trồng chậu nhựa để dễ dàng vận chuyển hơn.

chọn chậu trồng hoa lan kiếm

Cách trồng lan kiếm vào chậu

Cách trồng lan kiếm bằng vỏ thông vào chậu. Đầu tiên, bạn cho giá thể theo thứ tự kích thước to xuống dưới cùng, giá thể nhỏ lên trên. Thường mình sẽ để đáy chậu là các miếng xốp không có khả năng hút nước, để kênh lên cho chậu thoát nước tốt và thoáng khí. Nếu không có mút xốp, bạn sử dụng đá bọt pumice để loát đáy chậu nhé. Đá pumice có khả năng thoát nước tốt, còn dự trữ không khí giúp rễ cây phát triển tốt hơn. Sau đó, bạn bắt đầu đổ giá thể lên trên để khoảng ¾ chậu thì đặt cây lan kiếm lên và tiếp tục rải giá thể xung quanh.

Các bạn lưu ý phải để gốc cây lan kiếm hở, thoáng khí nhé chứ đừng lấp mà chúng úng nước dễ chết. 

cách trồng lan kiếm vào chậu

Với cây lan kiếm khối lượng lá khá nặng nên khi mới trồng chúng khó đứng. Các bạn có thể dùng que tre cắm sâu xuống chậu và buộc cố định lá của chúng lại, tránh lay gốc là được.

Sau đó các bạn đặt cây vào chỗ thoáng gió, tránh mưa nắng trực tiếp và để ngày hôm sau rồi bắt đầu tưới đẫm cho cây. Những ngày sau đó tưới định kì mỗi ngày 1 lần nhưng phải đảm bảo giá thể khô mới bắt đầu tưới, tuyệt đối không để giá thể ẩm liên tục sâu sẽ lâu ra rễ hơn.

Ưu điểm trồng lan kiếm bằng vỏ thông

Vỏ thông là giá thể được ưu tiên và sử dụng nhiều nhất trong trồng lan kiếm, bởi những công dụng của vỏ thông mang đến:

  • Vỏ thông là giá thể tương đối an toàn đối với cây trồng.
  • Vỏ thông giữ ẩm vừa phải, size càng nhỏ khả năng giữ ẩm càng tốt
  • Thoát nước tốt
  • Thời gian phân hủy chậm
  • Giá thành rẻ
  • Bên cạnh đó, vỏ thông dễ dàng kết hợp với các loại giá thể khác để tạo nên giá thể trồng lan tối ưu.
ưu điểm trồng lan kiếm bằng vỏ thông

Trên đây là cách trồng lan kiếm bằng vỏ thôngvothong.com chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn phối giá thể tốt hơn.

Similar Posts